Thứ Hai, 12 tháng 12, 2016

Cách định vị điện thoại Android khi bị mất hoặc bị đánh cắp?


Minh - đăng 15/10/14

Cách định vị điện thoại Android khi bị mất hoặc bị đánh cắp như thế nào?

Vì sao định vị điện thoại Android khi bị mất hoặc bị đánh cắp lại có cách mà cũng như không có cách? Vì tính năng này bị ràng buộc khá nhiều điều kiện mới hy vọng định vị được.

 Vì sao định vị điện thoại Android khi bị mất hoặc bị đánh cắp lại có cách mà cũng như không có cách?
Bài viết "Cách định vị điện thoại Android khi bị mất hoặc bị đánh cắp?" chia sẻ cách làm từng bước và những điều kiện ràng buộc để bạn tham khảo.

I - Bước đầu tiên,


bạn cần chuẩn bị các thao tác:

- Thiết bị máy điện thoại Android của bạn phải từ Android 2.2 trở lên.

- Kích hoạt GPS và (mạng dữ liệu di động hoặc Wifi).

- Tài khoản Google.

II - Trên điện thoại,


hãy thực hiện lần lượt các thao tác:

Bước 1: Vào cài đặt > bảo mật.

 Vào phần bảo mật trên thiết bị
Bước 2: Chọn "Quản trị viên thiết bị".
 Quản trị viên thiết bị
Bước 3: Tiếp tục tích vào ô "Quản lí thiết bị Android".
 Quản trị viên thiết bị
Vậy là hoàn tất các bước trên điện thoại.

Phần tiếp theo sẽ thực hiện mở Android Device Manager.

Mở Android Device Manager


bằng 2 cách:

- Hoặc sử dụng ứng dụng này từ Web.

- Hoặc cài đặt ứng dụng Android Device Manager từ Google Play trên thiết bị bạn đang sử dụng.

Ở đây mình khuyến khích dùng từ Web, vì khi đã không còn điện thoại thì chẵng lẽ bạn phải đi tìm máy Android khác cài phần mềm Android Device Manager rồi mới định vị (mất thời gian, trừ khi bạn dùng 2 máy Android thì được).

Bước 1:

Bạn vào trang web Android Device Manager (Web Google). Đăng nhập tài khoản Gmail mà bạn đang dùng trên điện thoại bị mất.
 Bạn vào trang web Android Device Manager

Bước 2:

Sau khi đăng nhập thành công, thông tin điện thoại và vị trí điện thoại sẽ được hiện trên bản đồ (điều kiện là điện thoại bị mất của bạn phải còn mở máy và được kết nối 3G, Wifi).
 thông tin điện thoại và vị trí điện thoại sẽ được hiện trên bản đồ
 Bước 3: Ở đây có 3 chức năng chính cho bạn sử dụng khi cần thiết.

- Đổ chuông:

 Khi bạn để quên điện thoại đâu đó trong phòng, trong nhà. Bạn chọn tính năng này điện thoại sẽ reo lên để bạn nhận biết được nó đang ở đâu.

Chức năng đổ chuông tìm điện thoại

- Khóa:


Bạn chọn tính năng khóa, chương trình sẽ yêu cầu bạn thiết lập mật khẩu mới đồng thời sẽ khóa máy điện thoại lại, chỉ có nhập mật khẩu mới tạo này vào thì mới mở máy được (máy điện thoại phải còn mở và có kết nối mạng 3G, Wifi).

Trong trường hợp máy không mở hoặc không có kết nối 3G, Wifi thì lệnh vẫn được giữ ở đó đến khi điện thoại chỉ cần mở lên và có internet là thực hiện lệnh ngay (trừ khi người cầm máy chạy lại phần mềm, nhưng chạy lại phần mềm thì cũng xóa dữ liệu của bạn thôi).

 Chức năng khóa điện thoại từ xa

- Xóa:

 Bạn chọn tính năng xóa từ xa, chương trình sẽ yêu cầu bạn có chắc chắn xóa hết dữ liệu máy điện thoại không? Khi bạn đồng ý dữ liệu sẽ được xóa sạch khỏi máy nhưng theo thông báo thì dữ liệu trên thẻ nhớ SD không xóa được. (máy điện thoại phải còn mở và có kết nối mạng 3G, Wifi).

Trong trường hợp máy không mở hoặc không có kết nối 3G, Wifi thì lệnh vẫn được giữ ở đó đến khi điện thoại chỉ cần mở lên và có internet là thực hiện lệnh ngay.
 Chức năng xóa điện thoại từ xa


Vì vậy, cách định vị điện thoại Android khi bị mất hoặc bị đánh cắp này không chắc chắn có thể tìm được máy 100%, vì khi ai đó lấy máy của bạn thì chắc chắn sẽ tắt máy tháo sim ngay.

Lúc này tính năng tìm điện thoại không có tác dụng, nhưng với những thủ thuật này thì có vẫn còn hơn không, biết đâu các dữ liệu cá nhân quan trọng cần phải xóa sạch khỏi máy thì đây là một tia hy vọng.



Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2016

Hướng dẫn cách gọi điện ít 'tốn tiền' bằng Wi-Fi trên Android


Chủ Nhật, ngày 29/11/2015 14:20 GMT +7

Làm cách nào để kích hoạt tính năng gọi điện qua Wi-Fi trên các thiết bị di động chạy hệ điều hành Android?

"Wi-Fi Calling" (tính năng gọi điện qua Wi-Fi) sẽ giúp những chiếc smartphone thực hiện và nhận cuộc gọi, gửi/nhận tin nhắn SMS qua kết nối Wi-Fi thay vì thông qua mạng di động. Chiếc điện thoại của bạn sẽ trở lại sử sóng di động ngay sau khi thiết bị rời khỏi khu vực phủ sóng Wi-Fi.

Những chiếc điện thoại Android đã hỗ trợ tính năng "Wi-Fi Calling" trước iPhone của Apple trong một thời gian khá lâu nhưng thường tính năng này chỉ hiển thị trên các thiết bị chạy các bản Android tubiến của một số nhà sản xuất. Ngoài ra, người dùng cũng có thể sử dụng các phần mềm như Google Hangouts, Google Voice và Skype để thực hiện việc gọi điện qua sóng Wi-Fi.

Vậy làm cách nào để kích hoạt tính năng "Wi-Fi Calling" trên những chiếc điện thoại Android?

Một bài viết trên Howtogeek sẽ giúp bạn thực hiện điều này.

Hướng dẫn cách gọi điện qua Wi-Fi trên Android
Tính năng này hầu như đều có trong các phiên bản Android mới nhất. Để kích hoạt "Wi-Fi Calling", bạn vào phần Settings (cài đặt) sau đó chọn "More" hoặc "More Settings" trong mục Wireless & network.

Hướng dẫn cách gọi điện qua Wi-Fi trên Android

Tiếp theo, bạn sẽ thấy tùy chọn "Wi-Fi Calling", hãy kích hoạt tính năng này. Bạn cũng có lập lại các bước trên để tắt tính năng này khi cần thiết. Tuỳ chọn này hiện vẫn chưa có trên tất cả các thiết bị Android. Một số mẫu Android được các nhà sản xuất đưa tùy chọn "Wi-Fi Calling" vào trong menu tuỳ chọn giúp cho người dùng dễ dàng kích hoạt tính năng này hơn.



Sử dụng các ứng dụng gọi điện Wi-Fi

Nếu thiết bị của bạn không hiển thị lựa chọn "Wi-Fi Calling", bạn có thể chọn giải pháp sử dụng các ứng dụng để thay thế.

Hướng dẫn cách gọi điện qua Wi-Fi trên Android

Ứng dụng Hangouts Dialer của Google sẽ cho phép người dùng thực hiện các cuộc gọi thông qua kết nối Wi-Fi. Hầu hết các cuộc gọi đến Mỹ và Canada là miễn phí thông qua Hangouts Dialer. Nếu không có tài khoản Google Voice, người nhận sẽ thấy một số điện thoại ngẫu nhiên trên màn hình thiết bị của họ.

Hướng dẫn cách gọi điện qua Wi-Fi trên Android

Nếu đang ở Mỹ, bạn có thể đăng ký tài khoản Google Voice. Sau đó, bạn sẽ được cung cấp một số điện thoại riêng và bạn có thể bắt đầu gọi điện và gửi tin nhắn qua số điện thoại cố định này.

Người dùng cũng có thể lựa chọn ứng dụng Skype của Microsoft với tính năng tương tự nhưng người dùng phải chi phí một số tiền nhất định. Tất nhiên, bạn vẫn còn nhiều giải pháp khác như Google Hangouts, WhatsApp, Facebook Messenger... để thực hiện các cuộc gọi âm thanh, gọi video và nhắn tin miễn phí thông qua kết nối Wi-Fi mà không phải tốn tiền thuê bao với nhà mạng.

Minh Trung





Thứ Hai, 21 tháng 11, 2016

Android tự backup dữ liệu nào, cái nào phải tự làm, cách full backup không cần root, không recovery

Duy Luân

 Hầu hết những dữ liệu trên điện thoại Android sẽ được Google tự động backup, nhưng thực chất thì cái gì được tự sao lưu còn cái gì bạn phải tự sao lưu? Trong topic này xin chia sẻ với anh em những điểm quan trọng mà anh em cần biết về chức năng auto backup của Android cũng như một cách full backup điện thoại Android không cần root, không cần recovery gì phức tạp hết.

 Google tự backup cho bạn những thứ gì?

 Dịch vụ tự động sao lưu mà Google tích hợp vào Android tên là Android Backup Service. Mặc định, dịch vụ này sẽ sao lưu tất cả những dữ liệu liên quan tới app Google và tài khoản Google của bạn. Một số cái đơn giản và dễ thấy đó là danh bạ, sự kiện trong lịch, các trang web bạn đã xem hoặc đã lưu trong Chrome, các file Google Docs, Google Drive, thậm chí là cả thư nháp Gmail... Những thứ này về cơ bản là đang được sync với máy chủ Google đó thôi chứ không phải là cái gì đó quá ghê gớm. Bạn có thể xem các thiết lập này bằng cách vào Settings > Accounts > Google.

 Đó là chuyện liên quan tới Google, ngoài ra Android Backup Service còn sao lưu cho bạn cấu hình mà bạn đã thiết lập cho điện thoại của mình. Ví dụ, nó sẽ sao lưu các mạng Wi-Fi đã truy cập để khi bạn có mua máy mới thì cũng không cần vào lại Wi-Fi nhà mình, hay việc tinh chỉnh độ sáng, thời gian tự tắt màn hình hoặc chế độ rung/chuông cũng được sao lưu.

 Full_back_up_Android_Google_Services_1.jpg

 Tất cả mọi ứng dụng bạn đã mua hoặc download miễn phí từ Google Play Store cũng được sao lưu lại tự động. Vậy nên lần sau mua máy mới hoặc reset thiết bị đang xài thì bạn có thể tải chúng về mà không mất phí gì thêm. Tính năng tự sao lưu app đã download cũng rất hữu ích vì nó giúp bạn không phải tải về thủ công từng app. Khi chọn restore từ thiết bị cũ lúc thiết lập điện thoại mới, danh sách app cần thiết sẽ tự xuất hiện trên máy bạn và bạn chỉ cần ngồi chờ Android download xong chúng là có thể tiếp tục sử dụng. Thử tưởng tượng bạn có 50 app cài vào máy, giờ reset xong phải search và download lại từng app thì rất cực khổ.

 SMS và lịch sử cuộc gọi cũng được sao lưu lại đầy đủ, tuy nhiên bạn sẽ không thể truy cập nó từ một giao diện web mà chỉ áp dụng khi bạn restore lại từ bản backup khi chuyển sang điện thoại mới hoặc chạy factory reset cho cái máy đang xài.

 Full_back_up_Android_Google_Services_3.jpg

 Có một lưu ý cực kì quan trọng mà mình muốn chia sẻ với anh em: trong hầu hết những bản ROM cook mà mình sử dụng, chúng không thể restore dữ liệu khi bạn chuyển về xài ROM stock. Bản thân các ROM cook đôi khi cũng không hỗ trợ restore từ bản backup của một ROM khác, do đó bạn sẽ phải tự cài lại app, tự vào lại mạng Wi-Fi, tự thiết lập lại các settings mong muốn và đương nhiên là mất luôn SMS và lịch sử cuộc gọi. Lời khuyên của mình cho vụ sao lưu SMS và call log đó là bạn nên xài app riêng, tham khảo ở đây.

 Nếu bạn chỉ xài ROM stock thì bạn không phải lo gì cả, bạn có thể restore ngược lại thoải mái, thậm chí trước xài máy HTC thì vẫn còn thể restore sang một cái Samsung mà không gặp bất kì vấn đề gì.

 Google không tự backup những thông tin gì?
 1- Dữ liệu xác thực qua app Google Authenticator
 2- Các settings riêng cho từng dòng, từng hãng điện thoại
 3- Thiết bị Bluetooth đã pair
 4- Passcode và vân tay (nếu máy bạn có)
 5- Dữ liệu file tạo ra bởi các app (ví dụ: file nhạc do NhacCuaTui hay ZingMP3 download về điện thoại)
 6- Dữ liệu game và app: cái này phụ thuộc vào lập trình viên, các bạn dev game phải kích hoạt tính năng Android Backup Service cho ứng dụng của mình thì Android mới tự sao lưu, còn không thì thôi
 7- Cấu hình của app: ví dụ như các báo thức bạn cài trong app đồng hồ thường không được tự sao lưu. Lại một lần nữa, việc này phụ thuộc vào các bạn lập trình viên
 8- Với các loại dữ liệu mà Google không tự backup, mời anh em xem topic này để biết thêm thông tin và cách backup nhé: https://tinhte.vn/threads/cam-nang-cac-cach-backup-dien-thoai-android-tu-co-ban-den-nang-cao.2634632/

 Cách chạy backup full mà không cần root, không cần recovery

 Mình vừa tình cờ tìm được một cách backup rất hay, nó có sẵn trong Android luôn, có điều bị ẩn đi mà thôi. Tính năng này tên là Local Backup, nó cho phép sao lưu dữ liệu trên toàn bộ điện thoại của bạn sang máy tính và chứa trong 1 file duy nhất. Khi mua điện thoại mới về hoặc khi reset lại máy hiện tại, bạn chỉ việc restore từ file này lại là xong, toàn bộ dữ liệu, app đều có sẵn hết. Cách làm như sau:

 Video hướng dẫn (demo bằng macOS, Windows là tương tự, nhớ là lệnh không có dấu chấm và xéo ./ )
 

 Với Windows:
 

 Bước 1: download bộ adb cho Windows mình đã đóng gói sẵn cho anh em ở đây. https://tinhte.vn/go-to/aHR0cHM6Ly93d3cuZnNoYXJlLnZuL2ZpbGUvMk9aUDdPSDYySFk1 Giải nén ra, cài file adb-setup.exe.

 Bước 2: mở Command Prompt > gõ lệnh cd <đường dẫn tới thư mục chứa thư mục đã giải nén>. Ví dụ: cd C:/Users/duyluan/Desktop/adb

 Bước 3: bật chế độ Developer trên điện thoại. Nếu chưa bật, bạn cần vào Settings > About phone > chạm vào dòng Build Number 7 lần > bấm back 1 lần > vào menu Developer > Enable USB Debugging.

 Bước 4: kết nối điện thoại với máy tính

 Bước 5: trong cửa sổ dòng lệnh Command Prompt, gõ lệnh adb devices. Đảm bảo bạn đã thấy 1 thiết bị xuất hiện ở đây. Nhớ là nếu điện thoại có hỏi gì đó về việc cho phép máy tính kết nối vào thì chọn OK trên màn hình điện thoại.

 Bước 6: trong cửa sổ dòng lệnh, gõ lệnh adb backup -apk -shared -all -f backup.ab. Máy sẽ bắt đầu sao lưu, và bạn có thể được yêu cầu unlock và nhập passcode vào điện thoại của mình. Một file mới tên là backup.ab sẽ được tạo ra trong thư mục mà bạn giải nén khi nãy, đây chính là file backup của bạn.

 Bước 7: khi đã sao lưu xong hết, màn hình điện thoại sẽ báo Backup Finish. Chép file backup.ab ra chỗ nào đó an toàn.

 Bước 8: khi cần restore lại điện thoại, bạn cũng làm như trên, chép file backup.ab vào thư mục adb, nhưng tới bước 6 thì nhập lệnh adb restore backup.ap để khôi phục lại máy.

 Với OS X:
 

 Bước 1: download bộ adb cho Mac mình đã đóng gói sẵn cho anh em ở đây. https://tinhte.vn/go-to/aHR0cHM6Ly93d3cuZnNoYXJlLnZuL2ZpbGUvMk9aUDdPSDYySFk1 Giải nén ra.

 Bước 2: mở Terminal > gõ lệnh cd <đường dẫn tới thư mục chứa thư mục đã giải nén>. Ví dụ: cd C:/Users/duyluan/Desktop/adb

 Bước 3: bật chế độ Developer trên điện thoại. Nếu chưa bật, bạn cần vào Settings > About phone > chạm vào dòng Build Number 7 lần > bấm back 1 lần > vào menu Developer > Enable USB Debugging.

 Bước 4: kết nối điện thoại với máy tính

 Bước 5: trong cửa sổ dòng lệnh Command Prompt, gõ lệnh adb devices. Đảm bảo bạn đã thấy 1 thiết bị xuất hiện ở đây. Nhớ là nếu điện thoại có hỏi gì đó về việc cho phép máy tính kết nối vào thì chọn OK trên màn hình điện thoại.

 Bước 6: trong cửa sổ dòng lệnh, gõ lệnh adb backup -apk -shared -all -f backup.ab. Máy sẽ bắt đầu sao lưu, và bạn có thể được yêu cầu unlock và nhập passcode vào điện thoại của mình. Một file mới tên là backup.ab sẽ được tạo ra trong thư mục mà bạn giải nén khi nãy, đây chính là file backup của bạn.

 Bước 7: khi đã sao lưu xong hết, màn hình điện thoại sẽ báo Backup Finish. Chép file backup.ab ra chỗ nào đó an toàn.

 Bước 8: khi cần restore lại điện thoại, bạn cũng làm như trên, chép file backup.ab vào thư mục adb, nhưng tới bước 6 thì nhập lệnh adb restore backup.ap để khôi phục lại máy.

Thứ Bảy, 19 tháng 11, 2016

Máy của bạn nhận biết bạn.



Smart Lock - tắt tạm thời cơ chế khóa thiết bị Android 5.0 bằng Bluetooth, NFC và gương mặt

Duy Luân
Duy Luân

Tinhte_Smart_Lock_Android_5_0.jpg

Trên Android 5.0, Google đã làm cho việc khóa màn hình trở nên đơn giản và dễ chịu hơn bao giờ hết bằng cách… bỏ thao tác nhập mật khẩu mở khóa. Nói như vậy không có nghĩa là Android Lollipop không sử dụng các cơ chế bảo mật màn hình thiết bị, thay vào đó Google bổ sung tính năng Smart Lock để chiếc smartphone, tablet của chúng ta tự động bỏ cơ chế khóa khi được ghép đôi với một thiết bị Bluetooth, khi chạm vào một thẻ NFC hoặc khi máy nhận ra khuôn mặt của bạn.

Video:


Những tình huống sử dụng thực tế của Smart Lock cũng khá thú vị. Với những bản Android trước, cơ chế khóa màn hình một khi đã được thiết lập thì sẽ luôn luôn xuất hiện mà không có một ngoại lệ nào. Điều này làm chúng ta phải mất công nhập mật khẩu, mã PIN hoặc dùng pattern để mở khóa máy ngay cả khi bạn đang ở những nơi an toàn (như ở nhà, ở trong xe hơi chẳng hạn). Giờ đây, với Smart Lock, bạn chỉ việc chạm vào thẻ NFC dán ở trên bàn, trên dock cắm điện thoại trong xe thì cơ chế khóa sẽ tự biến mất, khi nào bạn cầm điện thoại đi chỗ khác thì nó lại xuất hiện, quá sức tiện lợi.

Tương tự, thường thì chiếc smartwatch của chúng ta sẽ luôn ở gần với smartphone, một cái trên tay và một cái nằm trong túi hoặc trên bàn. Miễn là hai thiết bị này còn được kết nối với nhau tức là điện thoại của chúng ta vẫn an toàn, vậy cớ sao lại phải nhập mã bảo vệ liên tục? Nếu bạn đi ra ngoài và để quên điện thoại thì kết nối Bluetooth giữa smartwatch với smartphone sẽ bị ngắt, lúc đó thì cơ chế khóa mới được kích hoạt lên.

Cuối cùng, có một tình huống cực kì đơn giản đó là nếu bạn đang cầm điện thoại thì máy chỉ cần xác nhận là chính bạn thì việc gì lại phải khóa máy đúng không nào? Tính năng nhận biết gương mặt của Android 5.0 có thể làm được điều đó, và với Smart Lock thì việc sử dụng gương mặt chưa bao giờ dễ dàng như vậy. Khi nhấn nút nguồn, thiết bị sẽ tự động xác nhận gương mặt mà không hiển thị lên một giao diện quét cồng kềnh như trước. Nếu đúng là mặt của chủ máy thì người dùng có thể trượt ngón tay để bắt đầu sử dụng máy ngay lập tức, còn nếu không bạn phải nhập mật khẩu như bình thường.

Cách kích hoạt tính năng Smart Lock như sau:
1- Vào Cài đặt > Bảo mật
2- Đảm bảo bạn đã thiết lập cơ chế “Khóa màn hình” (cái nào cũng được, PIN, mật khẩu, hình (pattern)… nhưng không phải là tùy chọn vuốt đơn thuần)
3- Tại màn hình Bảo mật, chọn “Smart Lock"
4- Ở đây có hai dòng “Thiết bị tin cậy” và “Khuôn mặt đáng tin cậy”. Tùy chọn đầu tiên cho phép bạn ghép thẻ NFC hoặc thiết bị Bluetooth (có thể là loa, đồng hồ…) để bỏ khóa màn hình, còn tùy chọn thứ hai thì sử dụng gương mặt của bạn để bỏ khóa.

Kich_hoat_1.jpg
5- Nếu bạn chọn thiết bị tin cậy, bạn sẽ được hướng dẫn qua các bước ghép thiết bị chỉ với vài lần chạm
6- Nếu bạn chọn khuôn mặt, bạn sẽ được yêu cầu quét gương mặt lần đầu tiên, nhớ chọn nơi xuôi sáng (chứ đừng ngược sáng), để máy lên ngang mắt và chờ cho thiết bị quét xong.
==

Từ giờ trở đi, mỗi khi thiết bị Android của bạn ghép đôi với thiết bị Bluetooth đã chọn, chạm vào thẻ NFC đã thiết lập, hoặc gương mặt của bạn được tự động nhận biết thì máy sẽ không còn yêu cầu bạn nhập các cơ chế bảo mật nữa.

Riêng với tính năng chạm thẻ NFC và nhận gương mặt, bạn sẽ không thấy giao diện gì đặc biệt, tất cả những gì bạn cần làm đó là nhấn nút nguồn của thiết bị Android, chạm vào thẻ NFC (hoặc đưa máy lên ngang mặt) sau đó đợi trong tích tắc là cơ chế khóa sẽ tự động vô hiệu hóa. Thao tác này chỉ mất khoảng 1 giây, nhanh hơn nhiều so với việc nhập password theo lối truyền thống.

Trong thời gian tới Google dự tính sẽ bổ sung thêm cơ chế tự unlock máy khi ở trong một khu vực địa lý nhất định. Bản cập nhật đó sẽ sớm được phát hành đến các thiết bị đã lên Android 5.0 Lollipop.





Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2016

Tìm lại mật khẩu Wi-Fi trên smartphone mà không cần root


Thứ Hai, ngày 23/05/2016 08:00 AM (GMT+7)
Đa số phần mềm xem lại mật khẩu Wi-Fi trên smartphone luôn yêu cầu người dùng phải root thiết bị.

Tuy nhiên, ứng dụng Wi-Fi Wps Wpa Tester là một ngoại lệ, bởi nó cho phép bạn có thể tìm lại mật khẩu Wi-Fi đã từng kết nối trước đó thông qua mã PIN và đặc biệt là không cần root. Lưu ý, ứng dụng này chỉ hoạt động từ Android 5.0 trở lên.

Đầu tiên, bạn hãy cài đặt Wi-Fi Wps Wpa Tester ( https://play.google.com/store/apps/details?id=com.tester.wpswpatester&hl=vi ). Sau đó, chạm vào biểu tượng Refresh ở menu phía trên để ứng dụng quét toàn bộ các mạng Wi-Fi xung quanh. Chọn vào mạng Wi-Fi cần xem lại mật khẩu. Lưu ý, nếu biểu tượng ổ khóa có màu xanh lá cây nghĩa là tính năng WPS trên router đã được kích hoạt và bạn có thể tìm lại mật khẩu bằng mã PIN. Ngược lại, nếu biểu tượng là màu đỏ thì sẽ không thể thực hiện được.

Tìm lại mật khẩu Wi-Fi trên smartphone mà không cần root - 1
Người dùng có thể xem lại mật khẩu và chia sẻ cho bạn bè dễ dàng bằng ứng dụng. Ảnh: MINH HOÀNG

Trong cửa sổ tiếp theo, bạn chọn Connect Automatic PIN > No Root (nếu máy đã root thì nên chọn root). Chờ một lát để ứng dụng gửi tín hiệu đến router bằng một vài mã PIN có sẵn, nếu thành công ngay lập tức nó sẽ hiển thị mật khẩu Wi-Fi mà bạn đang kết nối. Nếu gặp thông báo lỗi, bạn hãy thử phương thức Custom PIN và nhập vào mã PIN (dãy gồm tám con số) được in ở mặt sau hoặc mặt dưới router.

Tìm lại mật khẩu Wi-Fi trên smartphone mà không cần root - 2
Mật khẩu Wi-Fi sẽ được hiển thị ngay lập tức. Ảnh: MINH HOÀNG

Khi đã thành công, bạn có thể sao chép lại mật khẩu (copy password to clipboard) và gửi nó cho bạn bè hoặc dùng để kết nối mạng cho nhiều thiết bị khác.

Nếu đang sử dụng iPhone hoặc iPad, bạn có thể cài đặt ứng dụng NetworkList tại http://goo.gl/3r6mM9, tuy nhiên yêu cầu thiết bị phải được jailbreak.

Theo Minh Hoàng (Pháp luật TP.HCM)

Một số điện thoại Android bí mật gửi dữ liệu về Trung Quốc

 16/11/2016 11:50 GMT+7
TTO - Các chuyên gia an ninh của Mỹ vừa phát hiện một số mẫu điện thoại chạy hệ điều hành Android bí mật gửi tất cả tin nhắn của người dùng về Trung Quốc cứ mỗi 72 tiếng đồng hồ.

Các chuyên gia an ninh mạng Mỹ phát hiện một số điện thoại Android bị cài phần mềm gián điệp của Trung Quốc - ảnh: AP

Theo nhật báo New York Times, phần mềm gián điệp cài trên một số điện thoại Android  “Made in China” không chỉ đánh cắp tin nhắn cá nhân của người dùng, chúng còn theo dõi mọi chuyển động cũng như tất cả số điện thoại họ liên lạc.

Nhà chức trách Mỹ chưa rõ động cơ của các nhà sản xuất Trung Quốc là gì, đó có thể là vì mục đích quảng cáo hoặc thậm chí là tình báo.

Kryptowire là công ty an ninh phát hiện ra lỗ hổng bảo mật. Họ khẳng định phần mềm của công ty Trung Quốc Shanghai Adups Technology truyền nội dung đầy đủ của tin nhắn, danh sách liên lạc, danh bạ cuộc gọi, thông tin địa điểm và nhiều dữ liệu khác về một máy chủ ở Trung Quốc.

Đoạn mã được cài sẵn trên điện thoại khi bán ra và người tiêu dùng không được thông báo về việc bị theo dõi.

Kryptowire phát hiện ra vấn đề một cách hoàn toàn tình cờ. Một nhà nghiên cứu của hãng này mua một chiếc điện thoại rẻ tiền để đi du lịch nước ngoài. Trong lúc thiết lập điện thoại, ông phát hiện có hoạt động mạng bất thường diễn ra.

Trong tuần tiếp theo, các nhà phân tích để ý thấy chiếc điện thoại gửi tin nhắn về một máy chủ ở thành phố Thượng Hải đăng ký bở Adups. Công ty đã báo cáo phát hiện này cho chính phủ Mỹ và công bố rộng rãi hôm 15-11.

Một nhà sản xuất điện thoại của Mỹ - BLU Products – cho biết 120.000 điện thoại của họ bị ảnh hưởng và công ty đã phải cập nhật lại firmware (phần mềm hệ thống) để loại bỏ tính năng do thám.

Số lượng các thiết bị nhiễm mã độc trên toàn cầu hiện chưa thống kê được nhưng theo số liệu của Adups Technology, trên thế giới có hơn 700 triệu điện thoại, xe hơi và các thiết bị thông minh cài phần mềm của họ.

Adups là đối tác cung cấp phần mềm cho hai nhà sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới là ZTE và Huawei có trụ sở tại Trung Quốc.

Theo một văn bản giải trình gửi cho công ty BLU, Adups thừa nhận họ cố tình thiết kế phần mềm giúp nhà sản xuất điện thoại theo dõi người dùng nhưng phiên bản phần mềm đó “không dành cho thị trường Mỹ”.

Dù chưa thể khẳng định nhưng xì căng đan do thám của Adups không khỏi gây lo ngại về sự dính líu của chính phủ Trung Quốc.

Trong nhiều năm, Bắc Kinh đã áp dụng nhiều biện pháp theo dõi internet và các cuộc đàm thoại online. Các hãng công nghệ Trung Quốc phải tuân theo những quy định quản lý rất khắt khe.

M TRUNG

Download file APK bằng ứng dụng

Cách lấy file APK của ứng dụng đã cài trên Google Play

Nguyễn Hải Sơn -

Hiện nay, ngoài CH Play của Google, có rất nhiều kho ứng dụng cho phép người dùng tải những tập tin APK này và cài đặt thẳng vào máy. Tuy nhiên, nếu trong lúc không có internet, bạn lại đang muốn cài một ứng dụng giống chiếc smartphone của một người bạn thì phải làm sao ?

Hầu hết người dùng đều biết các ứng dụng trong máy Android cần được cài đặt từ một tập tin APK. Và thường đều được tải tại kho ứng dụng Google Play, nhưng nếu thiết bị của bạn không có kết nối internet mà bạn lại có nhu cầu cài lại ứng dụng đó. Không còn cách nào khác là bạn phải giữ lại file APK những ứng dụng đã cài trên máy. Cách lấy thế nào thì hãy cũng Taimienphi.vn khám phá nhé.
ES File Explorer File Manager sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trên chiếc điện thoại chạy hệ điều hành Android. Khi có mạng internet, bạn hãy tranh thủ tải ứng dụng miễn phí này từ CH Play và cài sẵn trên điện thoại của mình.

es file explorer for android

Bước 1: Mở ứng dụng ES File Explorer File Manager tích chọn vào Menu > App Manger. Ở đây sẽ hiện ra danh sách tất cả các ứng dụng mà bạn đã cài từ kho ứng dụng Google Play.

cach lay file apk cua ung dung da cai tren google play



Bước 2: Để backup ứng dụng, bạn chỉ việc nhấn giữ vào icon của ứng dụng trong 2 giây sẽ hiện ra ô vuông để bạn có thể tích chọn vào ứng dụng đó. Sau khi tích chọn ứng dụng cần backup lại, nhấn Backup để tiến hành sao lưu ưng dụng vào máy.

cach lay file apk cua ung dung da cai tren google play

Bước 3: Chắc hẳn bạn sẽ thắc mắc rằng sau khi file APK của ứng dụng backup sẽ dược lưu ở đâu trên thiết bị của bạn. Để biết vị trí lưu file APK đã backup bạn làm theo hướng dẫn như hình dưới. Đường dẫn lưu này là mặc định của ứng dụng ES File Explorer File Manager sẽ được lưu tại /sdcard/backups/apps. Bạn có thể thay đổi vị trí đường dẫn này tùy ý để tiện cho việc lưu trữ file khi backup xong.

cach lay file apk cua ung dung da cai tren google play

Để kiểm tra lại xem ứng dụng mà mình đã backup đã được lưu tại đường dẫn mà mình thiết lập hay chưa bạn làm theo theo hướng dẫn hình dưới.

cach lay file apk cua ung dung da cai tren google play

Nguồn: http://9mobi.vn/lay-file-apk-cua-ung-dung-da-cai-tren-google-play-586n.aspx

Mẹo này áp dụng được cho tất cả thiết bị chạy Android khi cài ứng dụng ES File Explorer File Manager. Bạn có thể chuyển và lưu trữ những tập tin APK này sang các thiết bị khác bằng nhiều cách như thông qua laptop với cáp micro-USB, Bluetooth, wireless, NFC,... Bạn đọc có thể tham khảo cách lấy file cài đặt APK của ứng dụng cài trên Google Play qua bài hướng dẫn khác tại đây.


Thực hành cụ thể trên máy Asus Zenpad P01Y

A- Tải về và cài đặt

1- Vào địa chỉ: https://play.google.com/store/apps/details?id=com.estrongs.android.pop
2- Seach ES File Explorer File Manager để hiển thị kết quả
3- Nhấp vào biểu tượng tương ứng (phải có chữ File Manager )
 
4- Nhấp Cài đặt.


B- Tiến hành sao lưu

1- Chạy chương trình
2- Nhấp vào biểu tượng APP.
3- Đè lên biểu tượng muốn sao lưu. Máy sẽ rung lên, rồi tất cả mọi biểu tượng sẽ xuất hiện 1 ô để tích chọn
Chọn xong, nhấp nút "Sao Lưu" ở cuối màn hình

C- Kiểm tra

1- Mở "Quản lý file"
2- Nhấp vào biểu tượng "Ứng dụng"
3- Bạn sẽ thấy 3 apk đã sao lưu xong.




Từ đây, bạn có thể chép chúng ra USB hoặc thẻ nhớ ngoài